Công việc của một thực tập sinh hộ lý tại Nhật

1
0

Như đã phân tích tại bài viết CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG – HỘ LÝ SANG NHẬT LÀM VIỆC. Thì cách dễ nhất để trở thành Ứng viên hộ lý là đi xuất khẩu lao động nhật bản diện THỰC TẬP SINH HỘ LÝ. Bài viết này sẽ cho bạn biết công việc cụ thể của 1 thực tập sinh hộ lý đã đang làm việc tại nhật.

Chương trình xuất khẩu lao động nhật bản diện thực tập sinh hộ lý là gì?

Đây là chương trình xuất khẩu lao động diện thực tập sinh hộ lý của các công ty xuất khẩu lao động tại việt nam mà ở đó các ứng viên phải tham gia quá trình đào tạo tiếng nhật khá khắt khe so với các thực tập sinh ngành nghề khác, phải đạt được trình độ N4. Ngoài ra các ứng viên phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
– Tốt nghiệp trung cấp-cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (4 năm).
– Độ tuổi: không quá 35 tuổi (ngày sinh từ 01/01/1980 trở đi)
– Đủ điều kiện về sức khỏe do cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận
– Không có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nội dung công việc của 1 thực tập sinh hộ lý sau khi đến nhật

Hầu hết các ứng viên hộ lý theo diện này làm việc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người già, tiếng nhật gọi là 老人保健施設-Rou jin hou ken ji se tsu. Sau đây là công việc cụ thể mà người Hộ lý đảm nhận

Cho các người cao tuổi ăn và uống thuốc

Một ngày các cụ sẽ dùng 3 bữa chính và một bữa phụ: bữa sáng khoảng 7h30, bữa trưa 11h30, bữa phụ au khi ngủ dậy lúc 14h30 chiều và bữa tối 17h30.
Nhiệm vụ của các hộ lý là đọc thực đơn, rót trà, phát tạp dề rồi bê thức ăn lên cho các cụ. Trong quá trình các cụ ăn, hộ lý phải trông coi, quan sát cẩn thận và hỗ trợ các cụ gắp, đút thức ăn khi cần. Sau khi các cụ ăn xong, hộ lý sẽ dọn dẹp và ghi lượng thức ăn các cụ ăn được vào sổ theo dõi, phát thuốc cho các cụ có thuốc uống thuốc, rồi chuẩn bị bàn chải, thuốc đánh răng để các cụ vệ sinh răng miệng tại bàn trước.

Hỗ trợ vệ sinh cá nhân và thay bỉm-> giai đoạn khó khăn

Hộ lý sẽ hỗ trợ các cụ đi vệ sinh, thay bỉm và rửa bộ phận kín. Trong quá trình này, hộ lý cũng phải để ý xem tình trạng phân hoặc nước tiểu của các cụ để phát hiện kịp thời xem có dấu hiệu bất thường gì không. Công việc này nhìn chung sẽ khá là vất vả về mặt tâm lý cho các bạn mới đi làm giai đoạn đầu.

Dọn dẹp vệ sinh phòng

Dọn dẹp vệ sinh nơi các cụ sống, thay ga trải giường, hút bụi, đổ rác…

Tắm cho các cụ-> giai đoạn khó khăn

Hộ lý sẽ xác nhận lại danh sách những cụ sẽ tắm trong ngày hôm đó và xác nhận với điều dưỡng viên, để chắc chắn không có cụ nào có dấu hiệu bất thường trước khi đưa các cụ đi tắm. Thông thường thì khi tắm sẽ có thêm người của các ca khác và điều dưỡng hỗ trợ cùng.
Cách thức hỗ trợ đi tắm đối với từng cụ cũng khác nhau.
Các cụ đang đi lại được thì cần hỗ trợ các cụ thay quần áo, tắm sơ rồi cho các cụ vào ngâm bồn khoảng 5 phút.
Các cụ phải ngồi xe lăn thì ngoài việc hỗ trợ cởi quần áo và tắm sơ, hộ lý còn phải đưa các cụ vào máy tắm hoặc bồn tắm cá nhân khoảng 3-4 phút rồi mới đưa ra.
Với cá cụ nằm liệt giường thì cần hỗ trợ đưa các cụ lên cáng rồi mới cởi quần áo, tắm sơ và đưa các cụ vào ngâm bồn.
Sau khi các cụ đã ngâm bồn xong, hộ lý sẽ trợ giúp lau khô người và mặc quần áo cho các cụ, đồng thời kiểm tra xem có bất thường gì trên da các cụ không để báo với điều dưỡng và bôi thuốc nếu cần.
Sau khi xong xuôi, hộ lý phụ trách phân loại quần áo và đưa đi giặt, rồi sấy tóc, chải tóc cho các cụ, dọn dẹp vệ sinh nhà tắm rồi ghi vào sổ ghi chép những người đã tắm, tình trạng phân, nước tiểu (nếu có).
Công việc cho các cụ đi tắm nhìn chung khá vất vả vì cần phải rìu, đỡ các cụ vào bồn tắm, tay chân phải thường xuyên tiếp xúc với nước nóng và xà phòng nên da tay người hộ lý sẽ khô, nứt nẻ…

Cho các cụ tập thể dục, nói chuyện cùng các cụ

Hàng ngày, trước bữa trưa hoặc bữa tối, các cụ thường có thời gian tập trung ở không gian sinh hoạt chung để tập thể dục, nói chuyện, giao lưu. Khi đó, hộ lý sẽ hỗ trợ – hướng dẫn các cụ một vài động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc nói chuyện, cắt móng tay, cạo râu cho các cụ…

Cho các cụ đi ngủ

Đây thường là nhiệm vụ của các bạn làm ca muộn. Sau khi hỗ trợ các cụ đi vệ sinh, thay bỉm sau bữa cơm tối, hộ lý sẽ đưa các cụ về phòng và thay quần áo ngủ cho các cụ. Đối với các cụ không thể sử dụng bồn cầu thông thường thì người hộ lý sẽ phải chuẩn bị sẵn bồn cầu di động. Sau đó ngâm dung dịch rửa răng giả cho các cụ trước khi tắt điện kết thúc ca.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta thấy công việc của 1 hộ lý cực kỳ khó khăn về mặt tinh thần, đòi hỏi phải có sức chịu đựng, kiên nhẫn,…Vì thế bạn nào xác định qua đây làm việc theo diện này phải có tư tưởng rõ ràng, nếu không sẽ bỏ cuộc giữa chừng là mất rất nhiều tiền cho các công ty xuất khẩu lao động.
Và những gì chúng tôi liệt kê chỉ là những công việc hàng ngày cơ bản của 1 ứng viên hộ lý. Còn rất nhiều điều phải làm mà có lẽ bạn cũng khó tin nổi tại đất nước mặt trời mọc này, chẳng hạn như nghe các cụ chửi, than phiền, chia sẻ cảm xúc với các cụ…

Bài viết liên quan

Viết bình luận

Hotline: 0763.367.042