MỤC LỤC
Bạn sắp tới nhật nhưng lại là lần đầu tiên rất lo lắng không biết nên mang theo gì, và quy định như thế nào, bài viết này chia sẽ cho bạn thông tin mà chúng tôi đã trải nghiệm
Quy định hành lý mang theo của các hãng hàng không có thể khác nhau 1 chút, nhưng có thể phân loại thành:
Khi mua vé máy bay bạn phải kiểm tra số ký được phép mang theo có ghi trong các chú ý của vé.
Đồ mang theo thường gồm 2 loại: hành lý ký gửi theo máy bay và xách tay lên chỗ ngồi máy bay. Thông thường sẽ được quy định như sau:
1. Hành lý ký gửi theo máy bay: 20 kg ~ 40kg. Nếu bạn mua vé có hành lý ký gửi là 40kg thì sẽ phải chia ra làm 2 kiện và mỗi kiện không được phép nặng quá 20kg (vì nhiều bạn lần đầu không hiểu cứ nghĩ là tổng trọng lượng hành lý ký gửi là 40kg nên khi đóng đồ thì đóng đầy 1 va li to sau đó mới đóng thêm va li nhỏ. Có trường hợp đóng đủ cân và gọn gàng nhưng ra sân bay lại phải tháo rất tốn thời gian và gấp gáp)
2. Hành lý xách tay lên chỗ ngồi máy bay: túi không quá 7kg, quy định 7kg nhưng bạn có thể mang hơn >10kg với điều kiện nhìn phải gọn gàng nếu không các bạn sẽ bị nhân viên sân bay cho lên cân, nếu được nên dùng 1 túi để những vật nặng như sách, vở và 1 catap hình vuông nhỏ xếp những vật nhỏ, nặng. Hoặc có thể đeo 1 ba lo nhỏ gọn. Làm tốt bạn có thể mang được 10-13kg. Kích thước được quy định như hình ảnh dưới.
Tùy vào từng loại hành lý, bạn có thể mang theo được các loại vật dụng khác nhau
1. Trong hành lý ký gửi theo máy bay: chất lỏng, dao kéo, gia vị, nước mắm, đồ ăn,…
2. Trong hành lý xách tay: tiền, giấy tờ quan trọng,…
1. Hộ chiếu.
2. Vé máy bay.
Đây là 2 thứ bắt buộc bạn phải mang theo người để làm thủ tục xuất cảnh tại việt nam và nhập cảnh tại nhật. Không được bỏ vào hành lý ký gửi! bạn có thể xem bài viết thủ tục nhập cảnh tại sân bay nhật để hiểu thêm
– Bằng lái xe máy, sẽ cần thiết nếu bạn muốn đổi bằng lái xe máy tại nhật.
– Ảnh 3×4: 5-10 tấm
– Ảnh 4×6: 5-10 tấm
Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.
– Học bạ cấp ba, chứng minh thư
– Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh
Những thứ trên nếu ở Nhật cần thì gia đình bạn có thể scan và gửi email, hình ảnh qua được, và Nhật cũng chỉ yêu cầu có bản sao là được. Tuy nhiên chắc chẳng bao giờ bạn dùng đến.
– Quần áo ấm: ỡ nhật được chia làm 4 mùa để mặc, thông thường nếu bạn sang vào tháng 4 (mùa xuân) hay tháng 10 (mùa thu), tiết trời sẽ lành lạnh cho nên bạn nên mang một cái áo ấm (loại có thể mặc trong mùa đông luôn) và đừng mang nhiều áo rét quá vì sang Nhật mua cũng rất rẻ (chỉ tầm 1000 đến 3000 yên tương đương 200 đến 600 ngàn), áo Nhật lại rất ấm, nhẹ hơn hẳn Việt Nam – chống lạnh tốt hơn vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật. Mang nhiều áo rét quá thì sẽ rất tốn chỗ, lại không có lợi về kinh tế. => Đừng mang áo rét quá nhiều!
Ngược lại, bạn nên mang đủ nhiều áo thun, đồ lót, quần áo mỏng mặc ở nhà, v.v… và một vài áo khoác mỏng mặc mùa xuân hoặc mùa thu. Nên chọn những cái nào bạn ưng ý nhất thôi vì sang Nhật quần áo rất nhiều và cũng không hề mắc so với Việt Nam (ví dụ quần jean Uniqlo khá đẹp cũng tầm 2000 – 3000 yên , còn quần jean N&M ở Việt Nam cũng đã 500 ngàn rồi vì tình hình giá cả ở vn những năm gần đây, mình khuyên dùng hàng Nhật(china) vẫn “xin” hơn ^^
Tất nhiên là quần áo mỏng thì nên mang nhiều nhiều, vừa thay thường xuyên được lại có thể giữ ấm mà vẫn không tốn chỗ va ly.
– Vớ (tất): cũng được chia làm 4 mùa, mang theo khoảng 10 đôi cho mùa đi hiện tại, sang đây bạn sẽ dần mua được loại vớ tốt mà rẽ, không thì vào hàng 100 yên mua cũng được
– Đồ dùng vệ sinh cá nhân: nên mang đồ dùng cá nhân đủ dùng vì tuy bên Nhật có thể mua được nhưng không phải lúc nào bạn cũng đi siêu thị được ngay và cũng chưa biết chỗ nào rẻ. Với lại đồ trong siêu thị có nhãn tiếng Nhật nên cũng có khả năng mua nhầm nữa.
– Quần áo lót: Nên mang đủ dùng và đủ thay
– Kem đánh răng, dầu gội, dầu xả: Nên mang tuýp hay chai loại nhỏ nhất cho nhẹ và đỡ tốn chỗ
– Bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh tai, kéo tỉa lông mũi: mang theo mỗi thứ 1 cái
– Gương, móc áo, xi đánh giày, xà bông v.v…: không nên mang, ở Nhật ra hàng 100 yên thì đầy, lại rẻ hơn VN.
– Các đồ vệ sinh thân thể mà bạn thường dùng: Nên mang theo lượng đủ dùng 1 ~ 2 tuần (thời gian làm quen cuộc sống mới), nhất là các bạn nữ.
– Khăn tắm, khăn mặt: mang theo đủ dùng
– Mang theo tiền yên: chi phí cho khoảng 1-3 tháng đầu.
Nếu được với Du học nên mang tầm 100,000 ~ 200,000 yên (1000 ~ 2000 USD), nhớ đổi ra tiền yên, không mang tiền VND hay USD (rất khó đổi USD vì ở Nhật chỉ xài JPY). Nếu là Tu nghiệp sinh thì các bạn thường sẽ được nghiệp đoàn hoặc công ty tạm ứng tiền nên có thể không cần mang theo nhiều, khoảng 1-2man.
– Mang theo tiền việt: để khi quay về việt nam có tiền gọi điện, đi taxi và cho mấy bác hải quan ly café nữa, khoảng chừng 1triệu là được.
Nên mang theo thuốc cảm cúm, đường ruột (dị ứng, ho, sốt) mà bạn thường dùng với số lượng vừa phải (đủ dùng trong 2 – 3 tháng là được), đừng mang quá nhiều vì chắc bạn chẳng bao giờ dùng tới, với lại bạn đi du học thì thường khá trẻ và khỏe, không khí và đồ ăn bên Nhật lại rất sạch nên cũng khó có gì xảy ra.
Bạn nên mang:
Vitamin C: Rau quả bên Nhật thường ít hơn và bạn chưa quen, ngoài ra giá cả thường mắc hơn thịt nên bạn mang vitamin C cho chắc, có gì còn bổ sung.
Các thực phẩm chức năng khác: Tùy loại bạn thường dùng.
– Không nên mang theo vì bên Nhật đồ uống chất lượng rất cao và giá rất rẻ (1 lít nước cam hay táo là 100 -200yên, 1 lít sữa là 100 -200yen, ngoài ra bạn cũng không xách tay được đồ uống lên máy bay (và cũng không cần vì máy bay có phục vụ đồ uống) vì lý do an ninh. Bạn chỉ nên mang nước suối để tránh mất nước khi đi tới sân bay thôi.
Nếu bạn muốn tiết kiệm, bạn nên mang theo:
– Thùng mì ăn liền
– Nữa kg chà bông (ruốc)
– Gia vị: bột ngọt, bột nêm, ớt, tỏi, hành khô (hành tím)
– Tôm khô: 1/2kg (Dùng cho nhiều mục đích, đừng mang nhiều kẻo lại hỏng)
– Cá khô: vừa phải, có khi cá khô bên Nhật ngon hơn mà cũng không quá mắc
– Trái ớt khô (Ớt tươi bên Nhật mắc)
– Chanh và tiêu thì khỏi mang. Tiêu bên Nhật không mắc, còn chanh thì có chai nước cốt chanh (chanh tươi bên Nhật khá mắc đấy).
– Nước mắm có thể mua ở bên Nhật ở một số cửa hàng bán Asian Food.
– Các loại đồ khô khác: măng, mộc nhĩ, xả,… Mang được bao nhiêu thì mang nếu còn cân.
Ngoài ra, các siêu thị Nhật khi đến giờ (8 – 9 giờ tối) thì thường thực phẩm giảm giá khá nhiều (10 – 50%) nên nếu bạn canh đúng giờ và gặp may mắn thì cũng có thể tiết kiệm kha khá tiền ăn khi mới sang Nhật.
Nhớ mua đầu cắm điện chuyển từ dạng phích cắm hình tròn sang dẹt, ỡ việt nam là ổ cắm lỗ tròn, còn ỡ nhật là lỗ dẹt.
Nếu máy tính bạn vẫn xài được tốt thì nên mang theo, vì điện máy tính là 100 – 240 V nên có thể xạc điện tại Nhật (ở Nhật dùng điện 100 V).
Không nên mang máy tính để bàn (desktop computer) đi, vì rất nặng, cồng kềnh.
Hầu hết hiện này là điện thoại thông minh, băng tần ỡ nhật và việt nam khác nhau nên khó có khả năng tương thích với các nhà mạng bên này. Nếu dùng để truy cập net bằng wifi hay báo thức thì OK => Mang hay không tùy bạn!
Kim từ điển bên Nhật thường là Nhật – Anh, Nhật – Nhật nên bạn nên mang từ điển giấy cả Việt – Anh lẫn Anh – Việt, và Việt – Nhật, Nhật – Việt.
– Đừng mang, chẳng có ích gì đâu. Tuy nhiên nếu có sách nào bạn tâm đắc thì mang cũng được. Nếu bạn muốn học tiếng Nhật, hãy dùng sách ở trường Nhật ngữ của bạn. Còn sách toán lý hóa thì nên học trực tiếp từ giáo trình hay đề thi của Nhật, như thế sẽ sát hơn, tiết kiệm thời gian mà khả năng đậu cao hơn nhiều.
– Vở, bút viết, bút chì, v.v…Thật ra thì cũng chẳng cần mang làm gì, tuy nhiên bạn nên mang ít nhất một cái bút bi (để điền form ở sân bay nếu cần), một quyển sổ tay (để ghi chú ở sân bay), vở viết: Mang 1 quyển chắc ổn. Những thứ trên hàng 100 yên có nhiều.
– Đồ điện (Nồi cơm điện, v.v…): đừng mang, vì đồ điện bên Nhật xài điện 100V còn Việt Nam lại xài 220V nên bạn sẽ không dùng được. Bếp ga du lịch cũng thế, vì kích thước bình ga 2 nước khác nhau.
– Chén, bát, tô, đũa, thìa, v.v…đừng mang vì hàng 100 yên đều có.
– Dao, kéo: chỉ được mang theo hành lý ký gửi thôi không được cầm lên máy bay, tuy nhiên không nên mang theo vì hàng 100 yên rất nhiều và rẻ.
Ở Nhật người ta dùng con dấu cá nhân thay vì chữ ký. Khi làm tài khoản ngân hàng, hay bất kỳ thủ tục nào khác bắt buộc bạn phải có con dấu. Thông thường thì con dấu giá khoảng 2000 yên, nếu đi du học nhật bản, bạn sẽ được trường làm cho trước. Nếu bạn muốn tiết kiệm khoản này bạn có thể tự làm con dấu trước ở Việt Nam, nhớ làm loại nào tốt nhé.
Bạn nên xem video sau để tối ưu hóa cách đóng gói hành lý hiệu quả
– Đừng mang quá nặng và nhiều đồ không cần thiết (gồm sách vở Việt Nam, đồ điện, v.v…)
– Mang ít thực phẩm và đồ dùng cá nhân theo cho những ngày đầu.
Ở Nhật Bản trừ thực phẩm việt nam ra thì thứ gì hầu như cũng rẻ.
– Đóng gói hành lý gọn gàng, nên dùng va ly kéo đi được (loại đủ tốt), nên mang: 1 va ly, 1 thùng carton giấy, 1 ba lô đeo theo người, 1 túi xách nhỏ đeo theo người (đựng giấy tờ cần thiết làm thủ tục hải quan)
– Quần áo tại Nhật tốt và hợp thời trang => Đừng mang quá nhiều quần áo theo, chỉ mang quần áo đủ dùng nếu không bạn sẻ bỏ đi rất nhiều thứ tại nhật.