MỤC LỤC
Nhật Bản khoảng 10 năm về trước vốn nổi tiếng với suy nghĩ công ty là ngôi nhà thứ 2 thì tỷ lệ chuyển việc là cực kì thấp. Với các bạn trẻ người việt, đặc biệt là kỹ sư mới tốt nghiệp khi phỏng vấn tại việt nam để đi xuất khẩu lao động nhật bản thường luôn gật đầu bất cứ công việc nào có thể để sang nhật trước tiên đã, rồi sau đó sẽ tính sau. Bản thân người viết bài này cũng có suy nghĩ như vậy cách đây 10 năm với 4 lần chuyển việc, cuối cùng cũng tìm được 1 công ty ưng ý với mức lương và nội dung công việc phù hợp.
Bài viết dưới đây chia sẽ lại những vấn đề cần chú ý khi bạn quyết định chuyển việc tại Nhật.
Ở nhiều nước, đặc biệt là Châu âu, mỹ thì người chuyển việc nhiều lần đồng nghĩa với việc lương cao, là người xuất sắc, còn ở Nhật thì ngược lại, nhà tuyển dụng còn giữ nguyên cách nghĩ của người Nhật xưa, họ nhìn nhận những người hay chuyển việc là những người “nửa vời, không trung thành”, do đó ở Nhật so với người chuyển việc nhiều thì những người có số lần chuyển việc ít hơn sẽ được đánh giá cao hơn về độ trung thành và uy tín.
Với người nước ngoài, chuyển việc tại nhật có thể nói là bước nhảy vọt hoặc bước ra đi về nước mà bạn nên biết:
1. Có thể ảnh hưởng tới quá trình xin visa vĩnh trú.
2. Mất uy tín trong mắt nhà tuyển dụng.
3. Cần phải chuẩn bị lại giấy tờ để xin visa tại công ty mới khi visa củ hết hạn.
4. Phải báo cáo cục xuất nhập cảnh trong vòng 2 tuần sau khi nghĩ và vào công ty mới.
5. Nếu không xin được việc làm mới, hết hạn visa phải về nước.
Tùy vào độ tuổi, trường hợp lúc bạn chuyển việc, có thể được đánh giá cao hoặc ngược lại. Chúng tôi chia làm 4 độ tuổi sau:
Nhược điểm: còn ít kinh nghiệm làm việc, chưa có kiến thức công việc.
Ưu điểm: dễ hòa nhập với môi trường mới, dễ tiếp thu, học hỏi kiến thức mới khi được đào tạo, dễ phát huy năng lực nhờ vào sự đào tạo của công ty. Có khả năng cống hiến cho công ty nhiều. Được tuyển dụng làm nhân viên chính thức rất cao.
Các nhà tuyển dụng thường sẽ chú ý đến những ưu điểm, sở trường và tương lai của người trẻ hơn là nhìn vào nhược điểm của họ. Người trẻ khi chuyển việc vào công ty mới có thể không làm được việc cũng không bị đánh giá thấp.
Nhược điểm: khả năng có thể bị đánh giá không làm được việc hoặc vì 1 lý do nào đó đặc biệt nên mới chuyển việc. Được tuyển dụng làm nhân viên chính thức cao.
Ưu điểm: cách làm việc và suy nghĩ chín chắn, công ty không cần mất thời gian đào tạo. Họ là những người nắm được các quy tắc ứng xử trong kinh doanh, làm được việc, giữ vai trò chủ chốt trong công ty.
Nhược điểm: khả năng có thể bị đánh giá không làm được việc hoặc vì 1 lý do nào đó đặc biệt nên mới chuyển việc. Yêu cầu của công ty đối với họ rất khắt khe. Công ty tuyển dụng đòi hỏi trình độ, kiến thức và kinh nghiệm ở mức độ cao với những người chuyển việc ở độ tuổi này. Có thể được tuyển dụng làm nhân viên chính thức.
Ưu điểm: có nhiều kinh nghiệm, có thể áp dụng được kinh nghiệm của người này vào công việc kinh doanh của công ty nếu đúng chuyên môn, sở trường.
Nhược điểm: khả năng có thể bị đánh giá không làm được việc hoặc vì 1 lý do nào đó đặc biệt nên mới chuyển việc, độ nhạy bén thấp, thời gian cống hiến cho công ty tuyển dụng ít. Khó có thể được tuyển dụng làm nhân viên chính thức, thường là nhân viên hợp đồng hoặc làm bán thời gian
Ưu điểm: có nhiều kinh nghiệm, có thể áp dụng được kinh nghiệm của người này vào công việc kinh doanh của công ty nếu đúng chuyên môn, sở trường.
Vậy bạn là đối tượng nào trong 4 đối tượng trên?
Xin hãy cân nhắc 5 điều sau đây trước khi quyết định chuyển việc:
1. Visa hiện có sắp hết hạn hay còn nhiều, liệu thời gian còn lại của visa có đủ để xin được việc mới hay không.
2. Năng lực tiếng nhật của bạn hiện tại có khả năng tìm được việc làm mới tốt hơn việc cũ hay không?
3. Nghỉ việc tại công ty hiện tại rồi tìm việc, hay vừa làm vừa tìm việc.
4. Xác định rõ lý do chuyển việc.
5. Liệu sau khi sang công ty mới có giải quyết được vấn đề đó không?
Sau khi đưa ra quyết định sẽ chuyển việc, hãy thực hiện các bước sau đây:
1. Xin nghỉ công ty cũ, phải xác nhận các quy định nghỉ việc của công ty sao cho hợp lý nhất cho cả bạn và công ty, chẳng hạn như báo trước 3 tháng để công ty chuẩn bị,… Và bạn phải yêu cầu các giấy tờ cần thiết từ công ty cho nghỉ việc, như: 退職証明書, 離職票,…
2. Báo cáo cục xuất nhập cảnh là tôi đã nghỉ việc tại công ty này trong vòng 2 tuần kể từ khi nghỉ việc.
3. Làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp nếu chưa có việc làm mới tại ハローワーク địa phương nơi bạn cư trú.
4. Báo cáo cục xuất nhập cảnh nếu xin được việc làm mới.
Chú ý rằng việc làm mới phải đúng với tư cách lưu trú của bạn.
Ví dụ như: Là kỹ sư phải là các công việc liên quan đến kỹ thuật, có thể bạn làm việc tại GENBA nhưng cần phải chuẩn hóa hồ sơ khi khai báo với cục xuất nhập cảnh.
Với trường hợp này thì ngoài các điều cần phải làm như mục 4. ở trên, thì bạn chú ý thêm 1 điều như sau:
Sau khi hết hạn visa lưu trú, bạn vẫn có thể ở lại nhật thêm 6 tháng nữa.
Giả sử khi bạn bị công ty cho nghỉ việc, lúc đó thời hạn visa còn 3 tháng. Trong 3 tháng này bắt buộc bạn phải có các hoạt động tìm kiếm việc làm tại nhật, mà cụ thể là ハローワーク, đây là trung tâm hỗ trợ việc làm của chính phủ nhật. Sau thời gian 3 tháng không tìm được việc, và sắp hết hạn visa, thì lúc đó bạn có thể gia hạn lần 1 thêm được 3 tháng nữa với tư cách lưu trú mới là: nhằm mục đích ở lại tìm việc.
Chú ý rằng với tư cách mới này của bạn, có nhiều công ty họ không hiểu, thậm chí là ngay chính các trung tâm giới thiệu việc làm ハローワーク vì thế khi hoạt động tìm kiếm việc làm mới, bạn phải trình bày, hoặc thậm chí bắt họ gọi lên cục xuất nhập cảnh để xác nhận.
Và sau 3 tháng này lại vẫn không có công ty nào nhận bạn cả, nhưng vẫn còn cơ hội cho bạn gia hạn thêm lần 2 được 3 tháng nữa vẫn là loại: 短期滞在, thì đây là lần gia hạn cuối cùng cho bạn, nếu không bạn sẽ phải về nước.
Nếu bạn được công ty tuyển dụng, phải làm thủ tục chuyển đổi từ visa 短期滞在 sang lại